THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC NINH HÒA
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 05
CUỐN SÁCH : BÔNG SEN VÀNG
Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn đọc. Đến với buổi giới thiệu sách ngày hôm nay tôi xin được được gửi đến các thầy cô giáo và bạn đọc Cuốn sách: “ Bông sen vàng” Tác giả: Sơn Tùng.
Bông sen vàng là cuốn sách ra đời nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (15/05/1889 – 19/05/1989).
Tiếp theo cuốn “Búp sen xanh”, cuốn: “Bông sen vàng” là tác phẩm thứ hai của Sơn Tùng viết về thời niên thiếu của vị anh hùng dân tộc trong thời đại cách mạng, đọc cả hai tác phẩm đều nhằm tái hiện tuổi thơ của Bác muôn vàn kính yêu.
Cuốn sách “ Bông sen vàng” của tác giả Sơn Tùng do nhà xuất bản Thông Tấn phát hành năm 2007 với khổ sách 13,5 x 20,5cm. sách dày 319 trang.
Bông sen vàng ra đời tiếp theo Búp sen xanh càng khiến ta liên tưởng tới lời ký thác kia và tự hỏi: Trong cả cuộc đời lớn lao của Bác trải khắp năm châu bốn biển qua ngót một thế kỷ còn bao điều ẩn khuất, phải chăng thời niên thiếu của Người cũng là một giai đoạn quan trọng mà văn học đang cần sớm phát hiện?
Với hai tác phẩm nối tiếp của nhà văn Sơn Tùng. Con đường hình thành nhân cách của Bác Hồ từ tuổi nhi đồng đến tuổi thành niên trên các dải Lam Hồng và Hương Ngự, rõ ràng đang đề xuất với chúng ta nhiều suy tư về một phương thức giáo dục những con người đất nước ngày nay.
Thời niên thiếu của Bác vốn là cả một chương lịch sử đã khởi thủy hình thành những giá trị nhân cách từng phát triển hết sức nhất quan xuyên suốt được cuộc đời rạng rỡ của Hồ Chủ tịch. Vậy phải chăng chính những giá trị nhân cách đã khởi thủy hình thành từ tuổi thơ ấy của Bác, lại nêu lên một tấm gương cỗ vũ trực tiếp nhất đối với tất cả thế hệ thiếu nhi ngày nay của đất nước? Soi vào cái cốt cách của con người" Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư" của vị lãnh tụ lão thành trong sự nghiệp cách mạng, nhiều tuổi thơ giờ đây có thể còn tưởng rằng đó là những phẩm cách quá cao cả và rất khó noi theo! Thế nhưng, tính chuyên cần và tiết kiệm, biết liêm sỉ và chính trực, trọng công bằng và vị tha, tức những gì từng được giáo dục ngay trong nếp sống gia đình của cậu bé Nguyễn Sinh Côn hoặc của thư sinh Nguyễn tất Thành, chắc chắn không thể nào lại bị các thiếu niên nước ta coi là quá đổi xa vời và rất kho noi gương.
Bông sen vàng quả đã khẳng định sâu sắc thêm một qui luật từng hé mở trong Búp sen xanh: Nhân cách hình thành từ tuổi thơ của học sinh Nguyễn Sinh Côn lại chính là "cái gốc", cái khối thủy, "Cái nề", các nhân bản trong cốt cách thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cốt cách rạng rỡ của các bậc lão thành ắt chỉ có thể bắt nguồn từ cách mạng đã được bắt đầu vun trồng ở tuổi thiếu nhi. Từ điều dạy bảo xa xưa của cụ Nguyễn Sinh sắc, - "giáo tử anh hài" - ta càng hiểu thêm lời dặn của Bác hôm nay: "Phải uốn cây từ lúc cây non...". Tiếp theo Búp sen xanh, phép "trồng cây" và "trồng người" ấy quả được đặc tả trong Bông sen vàng qua thời đèn sách của Bác tại Kinh đô Huế.
Qua tác phẩm BÔNG SEN VÀNG, Sơn Tùng lại tập trung đặc tả sự hình thành nhân cách cảu Bác Hồ thời trẻ, trong nhưng năm đèn sách tại gia ở kinh đô Huế(bên sông Hương, núi Ngự)với hai quãng đời quan trọng nhất của Bác Hồ thời niên thiếu. Qua thời niên thiếu từ Nguyễn Sinh Côn đến Nguyễn Tất Thành được tái hiện sống động trong BÔNG SEN VÀNG với bức tranh hiện thực của kinh đô Huế xa xưa, ta càng thấy rõ từ đâu gia đình Nguyễn Sinh Sắc đã khởi thuỷ tạo nên nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong những năm đèn sách tại gia ấy. Và hơn thế nữa Tác phẩm còn có những nhân chứng của thế kỷ không khi nào vắng bóng trong BÔNG SEN VÀNG: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, Lê thị Hạnh, Công Tôn nữ Minh Huệ, những con người lịch sử vẫn sống động với Nguyễn Tất Thành và cố đô Huế.
Sau bài giới thiệu này xin được kính mời các thầy cô và các bạn tìm đọc cuốn sách này tại thư viện trường Tiểu học Ninh Hòa.
Xin chân thành cảm ơn!
Ứng hòe, ngày 06 tháng 05 năm 2024